Combo Chuyện Diệu Kỳ Của Bọ Chét - Leo Messi + José Mourinho - Up Close And Personal + Penso Quidi Gioco - Tôi Tư Duy Là Tôi Chơi Bóng (Bộ 3 Cuốn)

    Nhà cung cấp:Cty CP MTV Hà Nội
    Tác giả:Nhiều Tác Giả
    Nhà xuất bản:NXB Hà Nội
    Hình thức bìa:Bìa Mềm
  • Chính sách đổi trả 
    Đổi trả sản phẩm trong 30 ngày
    Xem thêm

    Sản phẩm tạm hết hàng

    Combo bao gồm:
    Sản phẩm liên quan
    Fahasa Giới Thiệu
    Sản phẩm cùng mua
    Thông tin sản phẩm
    Mã hàng combo-9786045525784-9786045524183-9786045524190
    Tên Nhà Cung Cấp Cty CP MTV Hà Nội
    Tác giả Nhiều Tác Giả
    Người Dịch Nhiều Dịch Giả
    NXB NXB Hà Nội
    Kích Thước Bao Bì 13 x 20.5
    Hình thức Bìa Mềm
    Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Thể Dục Thể thao - Giải Trí bán chạy của tháng
    Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
    Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

    Combo Chuyện Diệu Kỳ Của Bọ Chét - Leo Messi + José Mourinho - Up Close And Personal + Penso Quidi Gioco - Tôi Tư Duy Là Tôi Chơi Bóng (Bộ 3 Cuốn)

    1. Chuyện Diệu Kỳ Của Bọ Chét - Leo Messi

    Cuốn sách kể về những câu chuyện kỳ diệu của Cậu Bé Vàng Leo Messi. Ngay từ nhỏ, Messi đã luôn mơ ước được là người kế cận của cựu danh thủ Maradona huyền thoại. Cậu sớm bộc lộ tài năng và được gia nhập học viện đào tạo cầu thủ trẻ La Masia của đội bóng hàng đầu thế giới Barcelona. Bằng nỗ lực và quyết tâm của mình, Leo Messi đã hiện thực hóa được giấc mơ thời thơ ấu của mình.

    2. José Mourinho - Up Close And Personal

    José Mourinho lần đầu tiên có trong bộ nhớ của tôi vào buổi tối thứ Ba, ngày 9 tháng Ba năm 2004. Tôi chắc chắn rằng điều tương tự cũng xảy ra đối với hàng triệu người hâm mộ bóng đá vào buổi tối hôm đó. Bỗng nhiên, fan bóng đá nào ở nước Anh cũng nói về ông ấy - gã điên khùng mặc áo măng tô tối màu chạy loăng quăng và nhảy chồm chồm dọc theo đường biên ở sân Old Trafford.

    Mourinho có quyền phấn khích. Bàn gỡ hòa vào phút chót của ngôi sao người Brazil Costinha trong trận đấu với Manchester United là một khoảnh khắc vĩ đại đối với cả vị huấn luyện viên này và đội Porto của ông. Đó là vòng đấu loại đầu tiên của giải Champions League, và bàn thắng của tiền vệ phòng ngự Costinha đã tống cổ Quỷ đỏ, đưa Porto hiên ngang tiếp bước trên con đường giành cúp. Cái tên Mourinho đến như một cơn địa chấn, bởi chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Monaco trong trận chung kết ở Gelsenkirchen (Đức) vào ngày 26 tháng Năm đồng nghĩa với việc người đàn ông mặc áo măng tô đó sẽ tự tuyên bố mình là Người Đặc Biệt khi nhận dẫn dắt Chelsea. Và đây là điều thực sự đặt ông ấy vào vị trí ưu tiên trong đầu óc tôi.

    Đến giờ thì hẳn bạn đã biết rằng tôi là fan của Chelsea. Tôi đã là fan của họ từ trận chung kết cúp FA năm 1967 giữa Chelsea với Tottenham. Lúc đó tôi 7 tuổi, cuồng si bóng đá. Hè năm trước đó, nước Anh vô địch World Cup và, bạn tin không, trận chung kết cúp FA 1967 ở sân Wembley chính là trận đấu lớn tiếp theo được chiếu “trực tiếp” trên ti vi.

    Giờ thì bạn thật khó tưởng tượng ra điều đó trong thế giới quá nhiều kênh của truyền hình kỹ thuật số với độ nét siêu cao và thậm chí cả với công nghệ 3D như ngày nay. Chúng ta có thể xem bóng đá suốt ngày trên truyền hình, gần như là hằng ngày. Hồi những năm 1960 thì không thế, cho nên ngày có trận chung kết cúp FA khi đó mới đặc biệt đến vậy. Và sự kiện ấy được coi là một dịp rất hoành tráng cho cả đất nước chứ không chỉ cho các fan của hai đội thi đấu.

    Vào tháng Năm năm 1967, tôi không ủng hộ một đội bóng cụ thể nào, dù bố tôi thường xuyên dẫn tôi đến chỗ câu lạc bộ Nuneaton Borough, chính là câu lạc bộ của thành phố tôi ở, và tôi cũng rất thích họ. Tuy nhiên, như thế thì cũng không thể nào hấp dẫn bằng xem chung kết cúp FA. Cho nên, vào ngày 20 tháng Năm, tôi cực kỳ phấn khích. Vào buổi sáng, tôi và bạn bè tới sân chơi giải trí ở Câu lạc bộ Phúc lợi Xã hội của Thợ mỏ ở đường Heath End, Nuneaton, và giả vờ chơi trận chung kết. Tôi ở đội Chelsea và luật chơi rất đơn giản: đội nào ghi 10 bàn trước thì thắng. Bên tôi thắng, và thắng dễ dàng: tỷ số là 10-5 hay 10-6 gì đó.

    Với chiến thắng oanh liệt này, tôi về nhà, tự tin nói với bố mẹ và chị Alison rằng chiều nay Chelsea sẽ thắng. Cuối cùng thì không. Các bàn thắng của Jimmy Robertson và Frank Saul giúp Spurs thắng 2-1, còn Chelsea chỉ cố được một bàn an ủi vào phút thứ 88 do công của Bobby Tambling vĩ đại. Nếu như bình thường, tôi đã chuyển lòng trung thành sang cho những người chiến thắng - Tottenham - rồi quên tiệt những kẻ bại trận áo xanh đi. Nhưng ngày hôm ấy, có điều gì đó sâu thẳm trong tôi đã rung động, đã được thức tỉnh bởi chính thất bại ấy. Và tình yêu cả đời của tôi dành cho Chelsea đã bắt đầu.

    Lúc đó, tôi không biết rằng hai mươi năm sau, tôi sẽ hiện thực hóa được ước mơ của mình: trở thành một phóng viên thể thao, đều đặn viết về Chelsea yêu dấu, làm quen với các ngôi sao và những nhân vật chủ chốt của câu lạc bộ, thuộc lòng từ phòng họp của chủ tịch đến phòng thay đồ và phòng truyền thông. Vì thế, tôi phải đảm bảo rằng mình có mặt vào ngày mà Mourinho ra mắt ở Stamford Bridge và nắm quyền Chelsea “của tôi”.

    Tôi muốn xem người đàn ông này là thế nào, muốn tự giới thiệu mình ngay khi có thể và cố tạo dựng một mối quan hệ tương đối thân thiết với ông ấy, giống như trước đó tôi đã kết thân được với những người như Ken Bates, Matthew Harding, Glenn Hoddle, Ruud Gullit và Luca Vialli. Vì vậy, vào Chủ nhật, ngày 2 tháng Sáu năm 2004, tôi tới sân Stamford Bridge để nghe Mourinho thốt ra cụm từ “Người Đặc Biệt” trứ danh - cụm từ mà từ khoảnh khắc đó đã trở thành tên của riêng ông. Ông ấy thông minh. Ông ấy thu hút. Ông ấy đúng là khác biệt.

    Thật không may, việc tổ chức vào ngày hôm ấy là một mớ hỗn độn. Vì lý do nào chẳng rõ, Chelsea đã quyết định sắp xếp họp báo trong phòng báo chí của họ - một không gian khá nhỏ gần đường hầm và phòng thay đồ. Nhưng sự xuất hiện của Mourinho là tin tức mang tính quốc tế. Có rất nhiều phóng viên báo chí đến từ khắp nơi ở châu Âu, thậm chí là xa hơn, tới dự. Căn phòng, với đồ đạc ở trong, thành ra quá chật. Nên người ta lại quyết định thực hiện buổi họp báo, hay chính xác hơn là các buổi họp báo, thành nhiều “vòng”.

    Đầu tiên là việc ra mắt chính thức trước tất cả mọi người, với quá nhiều người chen chúc trong phòng báo chí, vừa bất tiện, vừa thiếu an toàn. Sau đó là một loạt các buổi họp với những nhóm nhỏ hơn và được chọn lựa trước, các phóng viên quốc tế và giới truyền thông trong nước. Mỗi nhóm đều tìm kiếm điều gì đó đặc biệt cho bản thân, điều gì đó độc quyền về Mourinho, ngoài buổi họp báo chung chung. Đấy không phải là một tình huống bất thường, nhưng điều bất thường là một câu lạc bộ lại cố làm tất cả những việc này tại một trong những căn phòng nhỏ nhất của sân vận động.

    Còn tôi, hồi đó tôi là phóng viên tờ báo Sunday, và như lẽ thường, chúng tôi là những người xếp cuối cùng. Đó là vì, khác với những người khác, hạn chót để nộp bài của chúng tôi là cuối tuần, chứ không phải ngay ngày hôm đó. Vì vậy, nhu cầu tiếp cận thông tin của chúng tôi không gấp gáp bằng họ. Thế nhưng, vấn đề là sau khi phát mệt với hết câu hỏi này đến câu hỏi khác và trả lời một loạt các cuộc phỏng vấn, cuối cùng, khi đối diện với các phóng viên báo Sunday, các huấn luyện viên và cầu thủ đã ngán lắm rồi và chỉ muốn bỏ đi. Thường thì khoảng thời gian hai mươi phút mà chúng tôi mong đợi có thể chỉ còn vài phút ngắn ngủi.

    Vấn đề nữa đối với tờ báo Sunday là bạn cần phải theo dõi những câu hỏi và trả lời mà phóng viên các kênh truyền hình, đài phát thanh, nhật báo đã đặt ra trong những cuộc họp báo trước đó. Đây không phải là để do thám hay lén lút làm gián điệp, mà là để tránh sự lặp lại và chắc chắn rằng mình đặt ra câu hỏi nào đó hoàn toàn khác, nhằm có được góc nhìn tươi mới mà viết bài. Vì sự thật là chẳng ai muốn mua báo hoặc lên mạng vào Chủ nhật và đọc những thông tin, bình luận mà họ đã xem trên ti vi, nghe trên đài hoặc đọc trên nhật báo từ vài ngày trước. Điều rắc rối ở đây là làm sao bạn theo dõi được tất cả những điều đó khi bạn bị đứng ở bên ngoài? Cho nên, phải nói thẳng rằng tôi chẳng vui vẻ gì khi đối diện với khả năng bất kỳ điều gì chúng tôi thu nhặt được từ Mourinho thì đến cuối tuần có thể cũng chỉ là tin cũ.

    Nên, ngay khi khoảng họp báo dành cho báo Sunday sắp bắt đầu, tôi đã phản đối một cách đầy hiếu chiến với giám đốc truyền thông của Chelsea là Simon Greenberg. Ông ấy ngồi cạnh Mourinho ở bàn đầu tiên khi tôi xộc đến. Đó là một vụ xung đột ngắn, sắc sảo, có kiểm soát về tính chất lộn xộn của buổi họp báo. Tôi khá chắc chắn rằng tôi vẫn sẽ làm như thế, dù đây là sự kiện gì hay nhân vật chính là ai, bởi vì các tiến trình cho đến lúc đó là rất rối ren, nhưng tôi thừa nhận bản thân cũng coi đây là cơ hội lý tưởng để gây ấn tượng với Mourinho ngay từ ban đầu. Và cách này có hiệu quả. Mourinho buộc phải để ý đến sự xen ngang tuy ngắn nhưng mạnh mẽ của tôi. Tôi biết ông ấy đã để ý đến mình, tôi biết ông ấy đã ghi nhớ và tôi biết mình đã thành công bước đầu. Đó có thể chỉ là: “Hả, cái gã quạu cọ, lắm mồm này là ai?”, hoặc tệ hơn nữa, nhưng ít nhất tôi đã khiến mình nổi bật. Khởi đầu thế là được.

    Thách thức bây giờ là tận dụng ấn tượng này bằng cách cố mà tạo ra một mối quan hệ thân thiện, và hy vọng là lâu dài. Tôi đã làm được, còn nhiều hơn thế. Và tất cả bắt đầu.

    Nội dung:

    Bản thảo khai thác con người và sự kiện xung quanh Mourinho trong suốt 2 nhiệm kì làm HLV ở Chelsea - đội bóng mang lại nhiều tiếng tăm và thành tích nhất cho vị HLV người Bồ Đào Nha này.

    Bản thảo khai thác triệt để những vấn đề dư luận quan tâm trong suốt thời gian Mou ở Chelsea như: 

    - 2 lần vô địch Premier League liên tiếp 

    - Thương vụ chuyển nhượng Ashley Cole 

    - Chiến thuật Park the Bus

    - Mối quan hệ của Mou và các công thần của Chelsea

    - Mối quan hệ thù địch của Mou và Wenger

    - Vụ chuyển nhượng Diego Costa

    - Mối quan hệ của Mou và chủ tịch Roman Abramovich

     Tác giả cuốn sách này là Robert Beasley, một trong những cây bút thể thao hàng đầu nước Anh.

    3. Penso Quidi Gioco - Tôi Tư Duy Là Tôi Chơi Bóng

    Tự truyện của Andrea Pirlo, huyền thoại của AC Milan, Juventus và đội tuyển Ý. Người khai sinh và đặt ra khái niệm Deep Lying Playmaker trong bóng đá. Luôn là niềm cảm hứng với bất kì đội bóng nào anh khoác áo, cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Pirlo luôn là mơ ước của bất kì cầu thủ nào.Tự truyện với cách hành văn tự sự đầy cảm xúc, dẫn dắt người đọc qua những cột mốc và sự kiện quan trong của cuộc đời Pirlo: 

    - 10 năm gắn bó cùng Milan

    - Trận chung kết Champion League 2005

    - Chuyển nhượng sang Juvetus

    - Vô địch thế giới cùng Italia

    - 3 lần vô địch Serie A

    - Mối quan hệ và những kỉ niệm của Pirlo với những nhân vật nổi tiếng nhất trong thế giới bóng đá: Lippi, Ancelotti, Conte, Maldini, Shevchenko, Seedorf, Buffon, Kaka, Nesta, Balotelli, Costacurta, Gattuso, Berlusconi and Ronaldo

     

    Xem Thêm
    Đánh giá sản phẩm
    0/5
    (0 đánh giá)
    5 sao
    0%
    4 sao
    0%
    3 sao
    0%
    2 sao
    0%
    1 sao
    0%

    Chỉ có thành viên mới có thể viết nhận xét.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký.

    • Gợi ý dành riêng cho bạn
    • Sách đang theo dõi